Wednesday, September 12, 2018

7 nghìn người chia sẻ về Pháp Luân Đại Pháp tại Đài Loan. Sư Phụ Lý Hồng Chí gửi lời chúc mừng tới Pháp Hội


Gần 7 nghìn học viên Pháp Luân Công đến từ khắp nơi trên thế giới đã tham gia Hội giao lưu tâm đắc thể hội Pháp Luân Đại Pháp tại Đài Loan năm 2016 được tổ chức tại Cung thể thao tổng hợp Đài Loan vào ngày 27/11.


Pháp hội bắt đầu bằng lời chúc của Sư Phụ Lý Hồng Chí – người sáng lập Pháp Luân Đại Pháp. Các Uỷ viên lập pháp và nghị viên tại Đài Loan gửi thiệp chúc mừng Pháp hội thành công.

Trong lời chúc mừng của Sư Phụ Lý Hồng Chí, ông có gửi lời hỏi thăm tới tất cả các học viên Pháp Luân Công tham gia Pháp hội. Sau đó, ông có nhắc đến hoàn cảnh của các đệ tử Đại Pháp ở tại Trung Quốc Đại lục và Đài Loan là không giống nhau do chế độ chính trị khác biệt, và đó là sự châm biếm lớn nhất đối với chính quyền Trung Quốc khi Pháp Luân Đại Pháp luôn được chào đón nồng nhiệt ở khắp nơi trên thế giới, không ở đâu ngoài Trung Quốc mà học viên Pháp Luân Công bị bức hại dã man như thế.

Đại sư khích lệ các học viên rằng, khi bị đối xử bất công và ở trong những thời khắc khó khăn vẫn có thể tự hướng nội mà tìm, đó mới chính là tu luyện thật sự, mới có thể không ngừng đề cao.


Gần 7000 người tham dự Pháp hội Đài Loan được tổ chức vào ngày 27/11/2016. Họ đến từ nhiều nơi trên thế giới như Đài Loan, Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore, Malaysia, Ấn Độ và các nước Âu Mỹ, v.v… (Ảnh Trần Bách Châu/ Đại Kỷ Nguyên)

Hội trường Pháp hội giao lưu tâm đắc thể hội Đài Loan mang không khí trang nghiêm, long trọng. Phía trước hội trường treo Pháp tượng của người sáng lập Pháp Luân Công và “đồ hình Pháp Luân“, hai bên treo 2 tấm hoành phi: Từ bi năng dung thiên địa xuân – Chính niệm khả cứu thế trung nhân (tạm dịch: Từ bi có thể làm tan chảy mọi sự sống nơi đất trời – Dùng chính niệm có thể cứu người tại thế gian).

Các học viên chia sẻ rất xúc động về hành trình tu dưỡng đạo đức bản thân theo tiêu chuẩn Chân – Thiện – Nhẫn mà Đại sư giảng. Đó là một nỗ lực phi thường, khi trong cuộc sống đầy những cám dỗ và tranh giành, họ phải là một người chân chính, an hòa, thiện lương.

Vui mừng vì được đắc Pháp và gặp mặt Sư Phụ Lý Hồng Chí. Có thể tìm hiểu thêm Sư Phụ Lý Hồng Chí tại https://www.dkn.tv/the-gioi/the-gioi-do-day/cau-chuyen-truyen-cong-giang-phap-cua-nguoi-sang-lap-phap-luan-cong-ong-ly-hong-chi.html

Ông Liệu Hiểu Lam giao lưu về quá trình tu luyện của mình (Ảnh La Chính Hằng/ Đại Kỷ Nguyên)

Học viên Liệu Hiểu Lan là người Đài Bắc, ông lấy bằng thạc sĩ nghiên cứu về máy tính ở Mỹ rồi trở về nước. Sau khi đắc Pháp vào tháng 3/1996, ông tới Singapore vào tháng 7 và được gặp Đại sư Lý Hồng Chí. Ông nhớ lại bữa tối hôm đó: “Tôi có may mắn được ăn cùng bàn với Sư phụ”, mọi người nghe sư phụ nói chuyện đến quên cả ăn cơm, Sư phụ nhắc mọi người hãy mau ăn cơm đi, và Ngài ăn hết bát của mình. “Sự việc này để lại cho tôi ấn tượng rất sâu sắc, từ đó tôi hình thành nên thói quen ăn hết bát cơm, một hạt cũng không bỏ phí.”

Ông Liệu kể lại, cuối năm 1997, các học viên Đài Loan đi Bắc Kinh và Trường Xuân. Họ rung động thực sự khi nhìn thấy các học viên tại Trường Xuân đọc cuốn “Chuyển Pháp Luân” không cần cầm sách. Từ đó ông quyết tâm học thuộc cuốn “Chuyển Pháp Luân”.

Cơ trưởng hàng không: Tôi có thể tự hào mà nói rằng thân thể và tâm trí tôi thông qua tu luyện Pháp Luân Công mà được tái sinh lại mới.

Học viên Nguyễn Tuấn Dũng giao lưu tâm đắc thể hội (Ảnh La Chính Hằng/Đại Kỷ Nguyên)

Là người có 20 kinh nghiệm làm cơ trưởng cho 1 công ty hàng không, anh Nguyễn Tuấn Dũng chia sẻ: gần đây khi anh tham gia vào đợt kiểm tra sức khoẻ dành cho phi hành đoàn (đối với người trên 40 tuổi thì phải kiểm tra 1 năm 2 lần), sức khoẻ của anh vẫn đạt 20/20, những chỉ tiêu khác đều tốt như những người 20 tuổi lần đầu tiên làm kiểm tra sức khoẻ.

Anh chia sẻ: Đây là kinh nghiệm thực tế của tôi sau khi tu luyện Pháp Luân Công. Anh nói tâm hồn của anh đã tìm thấy ý nghĩa của nhân sinh, đã trả lời được tất cả những câu hỏi hay hoài nghi trước đây. “Tôi có thể tự hào mà nói rằng thân thể và tâm trí tôi thông qua tu luyện Pháp Luân Công mà được tái sinh lại mới”.

Học viên Lam Bồi Cương chia sẻ về thể ngộ trong tu luyện của mình (Ảnh La Chính Hằng/Epochtimes)

Đại Pháp siêu thường, chữa bệnh khoẻ người

Học viên Phó Tú Chân chia sẻ tại buổi giao lưu tâm đắc thể hội (Ảnh: La Chính Hằng/ Đại Kỷ Nguyên)

Cô Tú Chân chia sẻ rằng trước đây cô có rất nhiều bệnh, điều này khiến cô mệt mỏi tới mức không muốn ăn gì cả. Cô chia sẻ: Tôi thường hay đến bệnh viện chờ lấy thuốc, dù có dùng dược liệu cao cấp hay uống các loại thuốc bổ cũng không có cải biến gì. Tôi thường tới chùa khấn bái, xem bói, cũng hay bơi lội, leo núi, luyện khí công, quyên góp tiền tới cô nhi viện, quyên giường cho bệnh viện, làm các công việc từ thiện với nhiều nhóm người, v.v… Tôi nghĩ rằng nếu làm như vậy, mình sẽ có được một sức khoẻ tốt, nhưng thật ra người tính không bằng trời tính.

Từ khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, cô dần thấy được lợi ích. “Có người muốn trả lại quần áo, thậm chí là quần áo đã hết mốt nên muốn bán thu hồi vốn, tôi đều làm hài lòng những vị khách ấy. Rất nhiều người khen tôi phục vụ tốt, giá cả lại phải chăng”. Mỗi thứ 2 cô đều đến điểm du lịch để nói về cuộc bức hại vô lý của chính quyền Trung Quốc cho người dân Đại lục, “mỗi khi nhìn thấy họ thực lòng vẫy chào tôi từ cửa sổ xe, khóe mắt tôi lại cay cay.” Có người còn nói họ rất khâm phục đệ tử Đại Pháp, không quản mưa nắng, kiên trì nói rõ sự thật bị che dấu tại Trung Quốc,

Từ “trượt ngã hoàn toàn” tới “tinh tấn lại từ đầu” trong tu luyện

Học viên Diêu Ngôn Tuấn chia sẻ thể ngộ tại Pháp hội (Ảnh: La Chính Hằng/Epochtimes)